Thứ Năm, 8 tháng 8, 2013

Mạng không dây siêu tốc

Mạng không dây quân sự. Ảnh minh họa

Hiện nay, trên thế giới, các nước có tiềm năng công nghệ đã sử dụng rộng rãi đường truyền internet cáp quang trên nền GPON (Gigabits Passive Optical Network).

GPON có chất lượng truyền dẫn ổn định, không bị suy hao tín hiệu, tốc độ download có thể nâng lên tới 10 Gb/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ là 20 Mb/giây. (So sánh năm 2011, ở TP Hồ Chí Minh, mạng CMC đạt tốc độ cao nhất mới chỉ 40,53 Mbps).

Dự án 100 Gb/giây hoàn thành sẽ thay thế cho các trục và mạng xương sống cáp quang quân sự. Các thiết bị và sở chỉ huy các cấp sẽ gọn nhẹ hơn, phân tuyến tác chiến sẽ dễ dàng hơn. Trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt ở các châu lục, mạng không dây cao tốc này vẫn có khả năng liên thông vượt qua các đám mây, mưa, sương mù, tuyết dày, nhất thể hóa Chỉ huy - Thông tin - tình báo - tác chiến, trên không - mặt đất - đại dương - lòng biển, đáp ứng yêu cầu tác chiến không gian đa chiều.

Điều quan trọng, mạng cao tốc cho phép xử lý lượng lớn dữ liệu trên chiến trường từ các thiết bị do thám, dò tìm hiện đại. Đơn cử như truyền dẫn được lượng dữ liệu lớn từ loại radar có kiểu ăng ten khẩu độ tổng hợp trên các máy bay hiện đại về mặt đất nhanh chóng. Theo đó, việc nắm chắc đối phương gần với thời gian thực, không có độ giữ chậm trong cung cấp thông tin đa chiều.

Cụ thể, mạng sẽ bảo đảm tốc độ truyền dữ liệu tối đa giữa các phương tiện bay (không lực) ở độ cao 18 km trong cự ly 200 km, hoặc ở cự ly 100 km giữa các lực lượng mặt đất với nhau. Có đường truyền dẫn không dây cao tốc, cự ly xa như vậy, việc đồng bộ hóa các kế hoạch tác chiến, hợp đồng quân binh chủng sẽ tối ưu hơn hẳn.

Theo phân cấp trách nhiệm, thông qua cấp quyền truy cập, từng người lính ở phân đội sẽ hiểu rõ động thái của mình ở cấp chiến thuật; một phi công ở trên trời với độ cao hơn 10.000 mét, hiểu rõ đối phương dưới mặt đất và các đơn vị đang phối hợp tác chiến như thế nào… nâng cao hiệu quả hiệp đồng chiến đấu, tránh tình trạng “quân ta đánh quân mình”.

DARPA sẽ nghiên cứu mạng không dây thế hệ mới, được bảo vệ bằng các thuật toán mới. Giai đoạn đầu, sẽ phát triển các công nghệ điều biến sóng mm và thiết bị thu/phát tiêu thụ ít năng lượng. Sau đó, sẽ sản xuất mẫu chế thử các thiết bị mạng 100Gb.

Các máy thu phát mới sẽ được trang bị trên máy bay và mặt đất bảo đảm huấn luyện và thao diễn, giống thực tế chiến đấu. Nếu gắn vào các thiết bị mô phỏng, huấn luyện các “kịch bản” có thể còn cao hơn thực tế chiến đấu. Điều hiển nhiên là có mạng cao tốc, giải quyết tốt các bài toán lớn, giữa hàng tỷ dữ kiện, sẽ cho ra kết quả chọn lựa phương án tối ưu. Loại trừ được những thông tin ảo…

Kỳ vọng của DARPA còn lớn hơn, mong muốn từ mạng cao tốc này, tạo nền tảng mạng cho hệ thống vũ khí kiểu robot (thông minh nhân tạo) hình thành mạng lưới kiểm soát điều khiển từ xa cho các công cụ thay binh sĩ ở chiến trường, trong đó có các UAV tấn công trực tiếp.

Trần Văn

(Theo Militaryaerospace, technewsnow)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét